Tiến hành cấy ghép xương ổ răng khi nào?

Cấy ghép xương ổ răng giúp khắc phục tình trạng răng mất nghiêm trong hiện nay.

Kĩ thuật ghép xương trong quá trình trồng răng implant là một trong những phương pháp tiến bộ vượt bậc

Cấy ghép xương ổ răng thường được các bác sĩ chỉ định cho những trường hợp có mật độ xương hàm không đạt tiêu chuẩn khi thực hiện cấy ghép răng implant. Vậy vai trò cấy ghép xương ổ răng như thế nào hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật này vào bài viết chia sẻ dưới đây.

Vai trò của cấy ghép xương ổ răng

Vai trò của cấy ghép xương ổ răng là như thế nào? Kĩ thuật ghép xương trong quá trình trồng răng implant là một trong những phương pháp tiến bộ vượt bậc trong việc điều trị nha khoa, đặc biệt là trồng răng implant nói riêng. Cụ thể là hỗ trợ phục hình những chiếc răng bị mất, kĩ thuật này sẽ giúp cho hỗ trợ xương hàm giữ vững trụ răng implant hơn rất nhiều. Đồng thời kỹ thuật cấy ghép xương ổ răng còn thúc đẩy xương hàm tái tạo xương mới khi xương hàm cũ đã bị tiêu biến hoặc quá mỏng không thể thực hiện ký kết trụ implant. Để có thể thực hiện cấy ghép xương ổ răng, các bác sĩ sẽ thêm vào vị trí xương bị khuyết một lượng xương phù hợp. Lượng xương này có thể là xương tự thân của chính người bệnh hoặc cũng có thể là xương nhân tạo. Vai trò của việc ghép xương ổ răng khi tiến hành trong implant đó chính là giúp cho các bệnh nhân bị mất răng và tăng mật độ xương hàm. Điều này sẽ thúc đẩy khả năng tích hợp giữ trụ implant với xương hàm một cách chặt chẽ hơn, trụ implant sẽ vững chắc hơn giúp cải thiện chức năng nhai của các bệnh nhân. Ngoài ra vai trò của việc ghép xương khi trồng răng implant còn là giúp kéo dài tuổi thọ cho trụ implant trong khoang miệng, giúp trụ được bền hơn trong suốt quá trình sử dụng. Ngoài ra cấy ghép xương ổ răng khi trồng răng implant câu sẽ giúp phẫu thuật có tỷ lệ thành công cao hơn, đạt được hiệu quả tốt nhất khi tiến hành trồng răng.

Tiến hành cấy xương ổ răng khi nào?

Đối với các bệnh nhân có xương hàm yếu, xương hàm bị tiêu biến quá nhiều không đủ độ dày hoặc quá mềm sẽ phải cấy ghép xương

Đối với những đối tượng được chỉ định ghép xương như bị mất răng trong thời gian dài, lâu năm làm cho xương hàm bị tiêu hủy quá nhiều và không đủ điều kiện tiến hành đặt trụ implant hay những người có xương hàm bị mỏng, yếu do bẩm sinh hoặc bị tổn thương do va chạm mạnh đều phải tiến hành thực hiện cấy ghép xương ổ răng trước khi cấy ghép răng implant. Vậy tiến hành cấy ghép xương ổ răng khi nào đối với những đối tượng này? Trước khi tiến hành cấy ghép răng implant, thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng, tình trạng xương hàm của các bệnh nhân để đưa ra tư vấn cấy ghép phù hợp. Đối với các bệnh nhân có xương hàm yếu, xương hàm bị tiêu biến quá nhiều không đủ độ dày hoặc quá mềm, mật độ xương quá thấp thì các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện cấy ghép xương ổ răng cho các bệnh nhân. Lý do đơn giản là vì lực nhai của các răng tạo nên áp lực rất lớn đối với xương hàm, nếu xương hàm không đủ để nâng đỡ trụ implant thì các ca điều trị cấy ghép implant sẽ trở nên thất bại.

Chú ý khi cấy ghép xương ổ răng

Sau khi ghép xương sử dụng thuốc kháng sinh như chỉ định của các bác sĩ trong khoảng 10 ngày để tránh việc bị nhiễm trùng

Một số chú ý khi cấy ghép xương ổ răng cho các bệnh nhân để nhanh chóng phục hồi được các bác sĩ chỉ định như sau: Sử dụng thuốc kháng sinh như chỉ định của các bác sĩ trong khoảng 10 ngày để tránh việc bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó cũng nên chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng bàn chải mềm và hạn chế tác động vào vùng xương vừa cấy ghép. Ngoài ra các bệnh nhân cũng nên kết hợp sử dụng các dung dịch sát khuẩn phù hợp để ngăn ngừa viêm nhiễm ở khu vực vừa phẫu thuật. Các bệnh nhân cũng nên áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau khi cấy ghép xương ổ răng. Ngoài ra nếu vị trí phẫu thuật, cấy ghép xương ổ răng có những dấu hiệu như bị sưng tấy, đau nhức thì người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra, xử lý kịp thời.