Chi phí ghép xương răng bao nhiêu? Quy trình ghép xương răng mất bao lâu?

Kỹ thuật ghép xương răng là bác sĩ sẽ bổ sung vật liệu xương vào vị trí tiêu xương hàm nhằm tăng thể tích xương. Vì Chi phí ghép xương răng bao nhiêu? phụ thuộc vào từng phương pháp, loại vật liệu xương và số lượng răng cần phải ghép xương.

Người có tình trạng mô xương răng yếu sẽ cần tới có biện pháp ghép xương răng

Sự thành công của một ca cấy ghép implant phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là chất lượng xương hàm và tay nghề của bác sĩ. Chất lượng xương hàm là yếu tố tiên quyết trong cấy ghép răng Implant. Bệnh nhân có chất lượng và số lượng xương đủ tiêu chuẩn mới có thể nâng đỡ, giữ trụ Implant trong thời gian dài, rút ngắn thời gian điều trị cũng như hạn chế các biến chứng sau khi cấy ghép. Ghép xương răng thường được chỉ định khi xương hàm của bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn để cấy ghép Implant. Vậy chi phí ghép xương răng bao nhiêu là thắc mắc của đại đa số bệnh nhân muốn cấy ghép implant nhưng chất lượng xương hàm không đủ điều kiện cấy trụ implant.

Sự cần thiết của ghép xương răng trong implant

Ghép xương răng trong implant là phẫu thuật được Bác sĩ chỉ định trong các trường hợp không đủ mật độ xương hàm để đặt trụ. Kỹ thuật này nhằm bổ sung xương vào các vị trí xương ổ răng bị tiêu hõm, từ đó ổn định cấu trúc xương hàm, tăng khả năng thành công khi cấy ghép Implant. Ghép xương ổ răng hay còn gọi là ghép xương hàm, được coi là một phương pháp yêu cầu kỹ thuật cao chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định không thực hiện bừa bãi. Sự cần thiết của ghép xương răng trong implant trong trường hợp tăng bị mất đã lâu. Nếu răng đã mất lâu, thường thì phần xương ổ răng sẽ có hiện tượng tự tiêu hủy. Vì khi nhai sẽ làm cho màng xương bị ảnh hưởng, xương hàm mỏng đi sẽ rất cần tới phương pháp ghép xương ổ răng, để cố định tạo răng mới thay thế cho răng đã mất. Ngoài ra nó còn cần thiết trong trường hợp xương răng quá yếu khó có thể trồng răng. Người gặp phải tình trạng mô xương răng yếu sẽ cần tới có biện pháp ghép xương tạo vị trí bám giữ vững chắc cho trụ implant. Người sử dụng hàm giả tháo lắp thường xuyên thì các bác sĩ thường lựa chọn phương pháp ghép xương hàm trước khi cấy trồng răng Implant.

Chi phí ghép xương răng bao nhiêu?

Để ghép xương răng phục vụ quá trình phục hình răng thẩm mỹ implant, bác sĩ sẽ bổ sung vật liệu xương vào vị trí tiêu xương hàm nhằm tăng thể tích xương. Ghép xương răng là một kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm, cơ sở nha khoa được trang bị hiện đại, đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Do đó, bạn chỉ nên lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín, có quy mô lớn và được nhiều người tin tưởng. Vậy, chi phí ghép xương răng bao nhiêu? giá ghép xương răng bao nhiêu tiền phụ thuộc vào từng phương pháp, loại vật liệu xương và số lượng răng cần phải ghép xương.

Bác sĩ sẽ bổ sung vật liệu xương vào vị trí tiêu xương hàm nhằm tăng thể tích xương

Hiện nay có nhiều vật liệu ghép xương khác nhau. Tùy theo tình trạng tiêu xương hàm và sức khỏe răng miệng mỗi người mà Bác sĩ sẽ chỉ định nên sử dụng vật liệu nào và sẽ báo giá cụ thể chi tiết vật liệu đó. Tình trạng tiêu xương hàm nhẹ, chỉ mới bắt đầu xảy ra sau khi mất răng 3 tháng bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung xương bột vào ổ răng. Nếu tiêu xương nặng hơn, Bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương nhân tạo hoặc xương tự thân. Chi phí ghép xương răng tự thân thường cao hơn so với ghép xương nhân tạo hoặc xương bột. Bởi, ghép xương tự thân có khả năng thích ứng cao hơn, tỉ lệ tích hợp trụ Implant nhanh hơn so với xương nhân tạo.

Quy trình ghép xương răng mất bao lâu?

Quy trình ghép xương răng mất bao lâu? Quá trình thực hiện chữa bệnh giúp khách hàng được diễn ra nhanh chóng, không có cảm giác đau đớn khi thực hiện. Không để người bệnh phải chờ lâu, căng thẳng hay mệt mỏi khi thực hiện thủ thuật.

Nha khoa Nhân Tâm sử dụng phương pháp ghép xương mới hiện đại chất lượng

  • Bước 1: Kiểm tra hồ sơ bệnh án, kiểm tra sức khỏe người bệnh.
  • Bước 2: Thực hiện kỹ thuật ghép xương răng như: sát khuẩn, gây tê vùng và gây tê tại chỗ, gây mê nếu cần.
  • Bước 3: Sửa soạn vùng nhận xương ghép. Tạo vạt niêm mạc bởi 3 đường rạch Đường rạch dọc niêm mạc sống hàm: tương ứng vùng mất răng. Hai đường rạch đứng đi từ hai đầu đường rạch trên về phía ngách tiền đình sao cho vạt có đáy hình thang, đủ rộng để thao tác. Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ vùng phẫu thuật. Rạch đường giảm căng. Sửa soạn bề mặt xương nơi nhận: Dùng mũi khoan thích hợp khoan thủng vỏ xương tạo các điểm chảy máu. Sửa soạn bề mặt xương nơi nhận nếu cần.
  • Bước 4: Lấy xương tự thân. Các vị trí có thể lấy: Trong miệng: vùng cằm, cành lên xương hàm dưới, lồi củ xương hàm trên, các lồi xương trong khoang miệng. Các vùng khác: xương sườn, xương mào chậu, xương mác, xương sọ. Yêu cầu mảnh xương ghép: Về kích thước: phù hợp với nơi nhận và yêu cầu cấy Implant. Mảnh xương ghép có cả xương vỏ và xương xốp. Sau khi lấy phải bảo quản trong môi trường ẩm với nước muối sinh lý.
  • Bước 5: Đặt và cố định mảnh xương ghép: Đặt mảnh xương ghép đã sửa soạn vào bề mặt xương hàm nơi nhận. Đặt màng che phủ mảnh xương ghép. Cố định mảnh xương ghép với màng che phủ vào xương hàm bằng các ví. Khâu đóng vạt niêm mạc.
  • Bước 6: Theo dõi và xử lý tai biến.

Hiện nay một trong những địa chỉ nha khoa có khả năng thực hiện phương pháp ghép xương ổ răng tốt đó chính là Nha khoa Nhân Tâm. Mang đến cho người bệnh một giải pháp tuyệt vời, ghép xương tạo độ ổn định và độ bền cao. Sử dụng phương pháp ghép xương mới hiện đại chất lượng. Thời gian thực hiện ghép nhanh chóng không đau. Tư vấn cẩn thận, kê thuốc đầy đủ cho khách hàng.